Lịch sử phát triển Tội_tổ_tông

Tranh vẽ của Michelangelo về tội của Adam và Eve, trần nhà nguyện Sistina

Giáo thuyết về tội tổ tiên (προγονικὸν ἁμάρτημα), tức là tội của cha ông dẫn đến sự trừng phạt nơi con cái, được đề cập đến như một truyền thống trong tôn giáo Cổ Hy Lạp trong tác phẩm tấn công Ki-tô Giáo Λόγος Ἀληθής (Tín Điều Thật) của Celsus; trong đó Celsus trích dẫn từ "một thầy tế của Apollo hay Zeus" nói rằng "cối xay của các vị thần quay chầm chậm, sẽ đè đến cả con của con, và đến cả những đứa sinh sau đó."[7] Ý tưởng về một nền công lý đến từ trời dưới dạng một sự trừng phạt tập thể cũng thường thấy ở Kinh Thánh Hebrew.[8]

Ý tưởng Thiên Chúa cứu độ của thánh Phaolô dựa trên sự tương phản giữa tội lỗi của Adam và cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. "Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội".[9] "Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống."[10]

Giáo lý về Tội Tổ Tông được phát triển một cách chính thức vào thế kỷ thứ 2 bởi Thánh Irênê, Giám mục Lyon, trong các tác phẩm của mình tấn công vào thuyết ngộ giáo.[1] Irênê chống lại giáo thuyết phái này bằng quan điểm rằng sự Sa ngã là một bước đi sai lầm của Adam, mà, theo Irênê, các hậu duệ Adam đều có liên đới, trong bản tính con người và sự phụ thuộc lẫn nhau.[11] Irênê nghĩ tội của Adam đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến loài người, là nguồn gốc của cái chết, tội lỗi và sự làm tôi cho nó, và rằng mọi cá nhân đều tham gia vào tội của Adam và có phần trong đó.[12]

Các giáo phụ ở Hy Lạp thì nhấn mạnh tới tầm vóc vũ trụ của sự Sa ngã, rằng kể từ nay mọi cá thể loài người đều bị sinh ra trong một thế giới sa ngã, nhưng họ luôn luôn tin rằng, cho dù sa ngã, con người vẫn được tự do lựa chọn thiện ác.[1] Họ do đó không dạy rằng con người đã bị mất hết tự do và bị chôn vùi vào một tình trạng đồi bại tuyệt đối mà không thể thoát ra.[13][14] Trong khoảng thời gian này các giáo thuyết về tình trạng đồi bại tuyệt đối và bản chất tội lỗi vốn đã của con người được loan truyền bởi các giáo sĩ ngộ giáo, và những tác giả Ki-tô Giáo chính thống phải rất vất vả mới chống lại được.[15][16] Những người ủng hộ Ki-tô Giáo lý giải rằng, vì có Ngày Phán Xét, con người ắt hẳn phải có quyền lựa chọn để sống tốt.[17][18]

Augustinô

Augustine of Hippo wrote that original sin is transmitted by concupiscence and enfeebles freedom of the will without destroying it.[1]

Thánh Augustinô (354–430) giảng rằng tội của Adam[19] được truyền qua nhục dục, hay còn gọi là những "ham muốn có hại",[20][21] dẫn đến việc con người trở thành một massa damnata, lao vào một vòng luẩn quẩn không bao giờ thoát. Tự do tư tưởng của con người vẫn cón, nhưng đã bị làm yếu đi rất nhiều.[1] Khi Adam phạm tội, bản tính của con người từ đó cũng thay đổi. Adam và Eve, qua việc sinh sản, đã tạo ra bản tính của con người. Hậu duệ họ bây giờ sống trong tội lỗi, bị đè nén dưới nhục dục, một thuật ngữ Augustinô dùng theo ý nghĩa siêu hình chứ không phải tâm lý.[22] Augustinô cho rằng nhục dục không phải là một thực thể mà là một điều xấu, tương tự như một vết thương.[23] Ông thừa nhận rằng tính dục có thể cũng đã tồn tại nơi bản thể con người hoàn hảo trước đây trên thiên đàng, và nó chỉ trở nên nhục dục và bất tuân loài người sau khi con người bất tuân Thiên Chúa khi thực hiện Tội Tổ Tông.[24] Trong quan điểm của Augustinô (có tên "Duy thực"), mọi con người với các căn tính của nó đều hiện diện nơi Adam khi ông ta phạm tội, và do đó tất cả mọi người đều có tội. Tội Tổ Tông, theo Augustinô, là tội của Adam mà tất cả mọi người bị thừa hưởng. Không phải do đã làm gì sai, mà là do bản chất của con người đã bị nhục dục làm hoen ố. Bị nhục dục chi phối, con người trở nên suy đồi ngay trong bản chất, không thể làm được điều thiện, không thể đáp lại tiếng Chúa nếu không được Chúa thương.

Augustinô phát triển các luận điểm của mình để phản ứng lại thuyết Tự thân. Thuyết này lý luận rằng con người đã có đủ khả năng, không cần sự trợ giúp của Thiên Chúa, để có thể sống tốt, và do đó phủ nhận tầm quan trọng của việc Rửa Tội và giáo huấn rằng Chúa là nguồn gốc của mọi điều tốt. Pelagius cho rằng tác động của Adam lên những con người khác đơn thuần chỉ giống như làm gương xấu. Augustinô phản bác lại rằng tội của Adam không truyền tới thế hệ sau theo như cách làm gương xấu, mà nằm ở chính sự sinh ra của thế hệ đó. Một bản tính loài người đã bị tổn thương của thế hệ trước được sao chép thông qua nhục dục và truyền sang cho thế hệ sau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tội_tổ_tông http://www.biblegateway.com/passage/?search=1+Cori... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Psalm+... http://www.biblegateway.com/passage/?search=Romans... http://www.catholicnewsagency.com/resources/apolog... http://books.google.com/?id=wRrxsUhIEZcC&printsec=... http://books.google.com/books?id=Fbn1AAAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=MeOx95oNQ9YC&pg=P... http://books.google.com/books?id=elzlVK5c3dQC&pg=P... http://books.google.com/books?id=elzlVK5c3dQC&pg=P... http://www.ignatius.com/Products/MIG-P/man-the-ima...